CÁC GIẢI ĐẤU KHÁC Dropdown Control

Hướng dẫn cách trị căng cơ bắp chân hiệu quả nhanh chóng

(GMT+7)

Khi chơi thể thao căng cơ bắp là việc không thể tránh khỏi, cùng chuyên mục thể thao và sức khỏe tìm hiểu cách trị căng cơ bắp chân hiệu quả qua bài viết dưới đây.

Căng cơ là gì?

Tình trạng cơ bắp bị kéo giãn quá mức gọi là căng cơ. Giãn cơ có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, nhưng phổ biến nhất là các tình trạng căng cơ chân, thắt lưng, cổ và vai.

Khi một người bị tổn thương cơ bắp, các sợi cơ và dây chằng gắn vào bắp thịt bị xé rách một phần hoặc toàn bộ. Rách cơ ảnh hưởng đến các mạch máu nhỏ, dẫn đến chảy máu cục bộ hoặc bầm tím và đau tại chỗ tổn thương.

Các nguyên nhân dẫn đến căng cơ bắp chân

Nguyên nhân gây đau nhức cơ bắp chân thường do thể trạng không tốt hoặc những vận động quá sức mà chưa có sự chuẩn bị kỹ càng. Một số thủ phạm chính được các chuyên gia cho rằng là nguyên nhân gây nên tình trạng đau nhức cơ bắp chân như:

Vận động quá sức: Đây có thể coi là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng đau cơ bắp chân khi chơi thể thao. Có thể kể đến các trường hợp bị đau cơ bắp chân do chơi thể thao quá sức, mang vác nặng nề, leo cầu thang quá nhiều,… các dạng hoạt động này nếu xảy ra thường xuyên sẽ gây sức ép không nhỏ dồn lên chân làm các cơ bắp, khung xương chân cảm thấy đau nhức khó chịu. Không chỉ có chân, với các hoạt động thể chất nặng không điều độ còn ảnh hưởng lên các hệ cơ và xuơng khác trên cơ thể gây nên tình trạng căng cơ bắp chân dẫn đến đau nhức, mệt mỏi thường xuyên.

Không khởi động trước khi vận động : đây là 1 trong những nguyên nhân lớn nhất dẫn đến đau cơ bắp chân khi chơi thể thao. Nhất là những người không thường xuyên chơi thể thao, rèn luyện sức khỏe. Họ thường chơi thể thao theo ngẫu hứng nên không coi trọng việc khởi động trước khi tập luyện và đôi khi còn tập luyện quá sức vào thời gian đầu khiển cơ thể mệt mỏi, các cơ xương khớp bị co giãn đột ngột gây nên hiện tượng đau nhức cơ. Ngay cả những người khỏe mạnh nhất cũng có thể bị đau cơ bắp chân khi chơi thể thao nếu không vận động kỹ và chủ quan.

Chấn thương khi tập luyện: việc đau cơ bắp chân còn có thể xảy ra co bị chấn thương, các phần cơ bị va đập gây tổn thương các thành phần của bắp chân gồm cơ, mạch máu khiến người bệnh có cảm gác đau mỏi. Khi các cơ không được luyện tập thường xuyên nên sau khi hoạt động mạnh, chấn thương các cơn đau nhức lại diễn ra.

Đau nhức cơ bắp chân làm ảnh hưởng tới quá trình vận động, ảnh hưởng tới công việc cũng như những sinh hoạt bình thường hàng ngày. Đa số bệnh đau nhức cơ bắp chân là có thể tự khỏi được nhưng một số trường hợp bệnh nặng lại kèm theo cơn đau nhức dữ dội thì bệnh nhân nên áp dụng ngay các biện pháp điều trị đau nhức cơ bắp chân hiệu quả hiện nay để sớm lấy lại được cuộc sống hoạt động bình thường.

Hướng dẫn cách trị căng cơ bắp chân hiệu quả

Một điều cần ghi nhớ khi bạn bị đau căng cơ bắp chân khi chơi thể thao hoặc vận động mạnh là bạn phải dừng ngay các việc lao động, tập luyện lại. Ngay lập tức bạn chườm lạnh cho vùng bị căng cơ.

Phương pháp chườm lạnh được biết là rất hữu hiệu khi bị chấn thương cấp tính. Chườm lạnh sẽ giảm lượng máu lưu thông về khu vực được chườm, giúp giảm sưng tấy quanh chấn thương cũng như giúp giảm đau một cách tức thời. Bạn có có thể sử dụng chườm lạnh như một cách chữa căng cơ bắp chân hiệu quả theo hướng dẫn dưới đây:

Dùng khăn bọc viên đá lại và chườm lạnh ngay tại chỗ 10 – 15 phút, mỗi lần cách nhau khoảng 1 giờ

Tránh không để viên đá lạnh trực tiếp lên vùng bị căng cơ

Cần lưu ý để cho khu vực bị chấn thương trở lại nhiệt độ bình thường trước khi chườm lạnh một lần nữa

Có thể thực hiện việc chườm lạnh này nhiều lần trong ngày và có thể chườm lạnh trong 1 – 3 ngày đầu sau khi bị thương

Tuy nhiên bạn cần lưu ý là không nên chườm một lần quá lâu để đề phòng biến chứng, tránh tình trạng gây tụ máu hay chảy máu. Với những ngưởi có tuần hoàn kém, dễ bị hạ nhiệt độ cơ thể thì không nên chườm lạnh và cần lưu ý không chườm lạnh nếu da bạn đang ở điều kiện kém hoặc bị rách và trầy da.

Ngoài ra, khi bị căng cơ bạn cần tránh những loại hình thể thao hoặc hoạt động với cường độ mạnh vì chúng đều không tốt cho cơ thể bạn trong thời điểm này. Ngoài ra, bạn cần điều chỉnh thể lực, giảm bớt khối lượng tập hoặc chọn một thể thức tập luyện khác, nên nghỉ ngơi sau khi tập thể dục vừa phải.

Với những tổn thương nhẹ, bệnh nhân sẽ có thể phục hồi hoàn toàn sau khi điều trị được 2-3 ngày. Người bệnh lúc này sẽ có thể tập luyện nhẹ nhàng (khoảng 50% sức) và tăng từ từ để cơ thể dễ thích nghi. Trường hợp chấn thương nặng hoặc đã qua sơ cứu nhưng hoạt động vẫn còn khó khăn, cơn đau kéo dài hơn 2 tuần thì bạn nên đến khám ở các bệnh viện chuyên khoa để được điều trị càng sớm càng tốt. Tránh những biến chứng không mong muốn.

Ăn uống, vận động thế nào để cải thiện tình trạng căng cơ?

Căng cơ tuy gây đau đớn và làm gián đoạn những hoạt động thường ngày của bạn nhưng nếu nhanh chóng chuẩn bị một chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý, bạn sẽ cải thiện tình trạng này hiệu quả.

Uống nhiều nước: A-xít lactic tan trong nước. Vì vậy, bạn uống nhiều nước trước và trong khi tập giúp ngăn chặn sự ứ đọng a-xít lactic trong cơ, hạn chế sự xuất hiện đột ngột của các cơn căng cơ.

Bổ sung thực phẩm giàu canxi, magiê: Các loại rau xanh như bina, cải xanh, củ cải, các loại đậu, gạo, bí ngô, hạt vừng, yến mạch, hạt hướng dương… là thực phẩm rất giàu canxi và magiê. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, magiê có khả năng cung cấp năng lượng trực tiếp cho cơ bắp, còn canxi giúp cơ bắp khỏe mạnh hơn.

Bổ sung các vitamin nhóm B từ cá, hải sản, thịt đỏ, sữa, ngũ cốc, trứng: Các vitamin B có tác dụng vận chuyển đường đi khắp nơi trong cơ thể, cung cấp năng lượng cần thiết cho các hoạt động đồng thời còn làm giảm a-xít lactic.

Vận động nhẹ nhàng: Sau một đợt căng cơ, bạn nên vận động nhẹ nhàng, điều chỉnh thể lực, giảm dần cường độ vận động hoặc chọn một cách thức tập luyện khác rồi mới tăng dần cường độ lên để cơ thể dễ thích nghi. Đặc biệt, bạn phải nghỉ ngơi sau những lần vận động vừa phải. Để tránh bị căng cơ tái phát, bạn chỉ cần khởi động kỹ trước khi tập luyện bằng những động tác đơn giản như co giãn, kéo chân, tay… Sau khi kết thúc bài tập, bạn cũng nên tiếp tục giúp các cơ thư giãn một lần nữa với những động tác nhẹ nhàng như lúc khởi động.

Copyright © 2021 – 2023 by ketquanhanhnhat.com | Đối tác: kết quả bóng đátỷ số bóng đá
Chuyên trang kết quả bóng đá, lịch thi đấu, tỷ lệ, xem trục tuyến trận đấu cực nhanh và chính xác nhất.

Liên kết hữu ích: 188bong | Jun88 | 789 bet | xoilac tv